Luật xây dựng 2020 có gì sửa đổi? Cập nhất mới nhất
Nội dung chính
- 1 Luật xây dựng là gì?
- 2 Hệ thống luật xây dựng trước năm 2020
- 3 Luật xây dựng 2020, cập nhật những sửa đổi và bổ sung
- 3.1 10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
- 3.2 Thời gian cấp giấy phép được rút ngắn 10 ngày
- 3.3 Bỏ quy định về đủ vốn khi khởi công xây dựng
- 3.4 Một số dự án phải đánh giá tác động môi trường
- 3.5 UBND cấp tỉnh được cấp giấy phép cho công trình cấp đặc biệt
- 3.6 CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐẦU TƯ AN PHÁT
Luật xây dựng có vai trò rất quan trọng để chủ đầu tư có thể tiến hành thi công công trình đúng theo quy định của pháp luật. Luật xây dựng 2020 sửa đổi bổ sung đã điều chỉnh một số điều luật cũ, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật xây dựng.
Luật xây dựng là gì?
Luật xây dựng (construction law) là hệ thống văn bản pháp luật quy định về các hoạt động xây dựng, các quyền và nghĩa vụ của những tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài đầu tư xây dựng và có hoạt động xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.
Mọi vấn đề liên quan đến các hoạt động xây dựng, đầu tư dự án xây dựng đều thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này
Hệ thống luật xây dựng trước năm 2020
Luật xây dựng trước năm 2003
Văn bản pháp luật xây dựng đầu tiên được ban hành từ những năm 1960, 1970 cho đến trước năm 2003 với nhiều nghị định, thông tư, chỉ thị như:
- Thông tư số 120-TTg năm 1969 của Hội đồng Chính phủ: Quy định nhiệm vụ và quan hệ giữa đơn vị giao thầu và đơn vị nhận thầu trong ngành Xây dựng cơ bản;
- Chỉ thị số 119-TTg năm 1969 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý các công trình xây dựng dưới hạn ngạch;
- Nghị định số 242-CP năm 1971 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ lập, thẩm tra, xét duyệt thiết kế các công trình xây dựng;
- Nghị định số 385/HĐBT năm 1990, Nghị định số 177/CP năm 1994, Nghị định số 42/CP năm 1996 ban hành Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, Nghị định số 52/1999/NĐ-CP năm 1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP năm 2000,
- Nghị định số 07/2003/NĐ-CP năm 2003 ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng…
Luật xây dựng năm 2003 đến trước năm 2014
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 năm 2003 là văn bản đầu tiên điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
Các văn bản luật liên quan đến xây dựng như: Luật Nhà ở (năm 2005), Luật Kinh doanh BĐS (năm 2006), Luật Quy hoạch Đô thị (năm 2009) giúp hoàn thiện một hệ thống pháp luật quy định về xây dựng
Bên cạnh đó, hệ thống thông tư, nghị định và các văn bản pháp luật (VBPL) hướng dẫn luật xây dựng chi tiết cũng được ban hành như: Nghị định hướng dẫn luật xây dựng năm 2003 (Nghị định 16/2005/NĐ-CP: về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 12/2009/NĐ-CP thay thế Nghị định 16/2005/NĐ-CP)
Luật xây dựng năm 2014 đến nay
Năm 2014, Quốc hội ban hành Luật xây dựng số 50/2014/qh13 ngày 18/6/2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện như:
- Nghị định 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
- Nghị định 44/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- Nghị định 46/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng 2014 về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật xây dựng 2014 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Năm 2018, Quốc hội ban hành Luật 2018 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật xây dựng 2014..
Luật xây dựng 2020, cập nhật những sửa đổi và bổ sung
Ngày 17/6/2020, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Xây dựng (sửa đổi) với 92,96% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, có hiệu lực 01/01/2021.
10 trường hợp được miễn giấy phép xây dựng
Thứ nhất:
Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp.
Thứ hai:
Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng.
So với Luật 2014 thì Luật Xây dựng 2020 đã bổ sung các chủ thể ở trung ương quyết định đầu tư được miễn phép xây dựng như: người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Quốc hội, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội
Thứ ba:
Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này. Luật xây dựng sửa đổi đã thay đổi cụm từ “theo quy định tại Điều 131 của Luật này” thay cho cụm từ “phục vụ thi công xây dựng công trình chính”.
Thứ tư:
Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn phòng, chống cháy, nổ.
Luật xây dựng 2020 đã gộp quy định tại điểm g và điểm h của khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thành một điểm và bổ sung quy định việc cải tạo, sửa chữa công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về bảo vệ môi trường và an toàn phòng, chống cháy, nổ.
Thứ năm:
Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ. Đây là quy định hoàn toàn mới của Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
Thứ sáu:
Công trình xây dựng trên địa bàn hai tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Luật Xây dựng 2020 kế thừa quy định của Luật 2014 nhưng bổ sung quy định trường hợp không phù hợp với quy hoạch xây dựng dựng thì có thể phủ hợp quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ bảy:
Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này.
Thứ tám:
Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Luật Xây dựng 2020 cơ bản kế thừa Luật 2014, tuy nhiên đã bỏ quy định tổng diện tích sàn dưới 500 m2
Thứ chín:
Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.
Luật Xây dựng 2020 đã quy định rõ hơn đối với công trình xây dựng ở nông thôn chỉ có công trình xây dựng cấp IV mới được miễn phép . Trước đây, Luật 2014 quy định: Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt được miễn phép.
Luật bổ sung công trình nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô trên 7 tầng phải xin phép; đối với miền núi, hải đảo thì nhà ở riêng lẻ miễn phép.
Thứ mười:
Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.
Thời gian cấp giấy phép được rút ngắn 10 ngày
Theo điểm b khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời (rút ngắn 10 ngày so với quy định Luật Xây dựng năm 2014). Thời gian cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ vẫn giữ nguyên là 15 ngày.
Bỏ quy định về đủ vốn khi khởi công xây dựng
Khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã sửa đổi, bổ sung điều kiện khởi công xây dựng công trình. Theo đó, không còn quy định điều kiện về bố trí đủ vốn theo tiến độ xây dựng công trình.
Luật mới quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau:
- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng.
- Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép.
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt.
- Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của pháp luật.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
Một số dự án phải đánh giá tác động môi trường
Khoản 11 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đã bổ sung quy định đánh giá sơ bộ tác động môi trường khi lập dự án đầu tư xây dựng. Những loại dự án phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường gồm:
- Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công.
- Dự án PPP theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
- Dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư.
- Quy định việc khởi công xây dựng công trình
Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. - Có giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép.
- Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt.
- Chủ đầu tư đã ký hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của pháp luật.
- Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
- Chủ đầu tư đã gửi thông báo về ngày khởi công xây dựng đến cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng tại địa phương trước thời điểm khởi công xây dựng ít nhất là 03 ngày làm việc.
UBND cấp tỉnh được cấp giấy phép cho công trình cấp đặc biệt
Căn cứ điểm c khoản 36 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt thay vì Bộ Xây dựng như quy định trước đây, cụ thể:
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình phải có giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ.
- UBND cấp tỉnh được phân cấp, ủy quyền cấp giấy phép xây dựng cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, UBND cấp huyện.
Lưu ý: Thẩm quyền của UBND cấp tỉnh về việc cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2020.
Như vậy, Luật Xây dựng 2020 có hiệu lực thi hành thì các quy định về miễn giấy phép xây dựng hay những yêu cầu về vốn… được quy định cụ thể, thuận lợi cho công tác quản lý trong việc xây dựng công trình.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG ĐẦU TƯ AN PHÁT
- Địa chỉ: L17-11 tầng 17 Tòa nhà Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Email: xaydunganphat2110@gmail.com
- Điện thoại: 0984918264 | 0984 866 027
- Trang web: xaydunganphat.net
- Facebook: Xây dựng An Phát